Chiều Qua Phà Hậu Giang
Sóng xa
Dòng sông xưa dịu êm,
Cảnh cũ thật êm đềm...
Mà sao luôn nhung nhớ,
Bao kỷ niệm khó quên !
Sóng đưa thuyền nhấp nhô,
Người thì xa vạn nẽo.
Hoa ngoài sân cũng héo...
Tất cả đều hư vô ?!
NM
NM
Thăm Sa Đéc vào giữa năm 2018
Ngày 20/6 Ti rủ về Sa Đéc chơi, ăn sáng, đi chợ mua bánh phồng tôm xong,
nói với Ti hai cô cháu tìm nhà Dì Hai để xem phong cảnh bây giờ thay
đổi ra sao, mấy lần về trước muốn tìm mà không nhớ đường và cũng buồn vì
Dì Hai giờ đã không còn !
Bây giờ Vân đã cung cấp rõ ràng về địa chỉ rồi thì khg phải lo lắng nữa
Bây giờ Vân đã cung cấp rõ ràng về địa chỉ rồi thì khg phải lo lắng nữa
Cây cầu sắt ngày trước giờ đã được tráng nhựa, con đường vô nhà phẳng
phiu hết còn lởm chởm đá gạch và việc tìm nhà Dì Hai thật dễ dàng vô
cùng ! Có điều khi đứng trước cổng rào
thấy buồn buồn vì nhà cửa đóng then cài, hàng xóm phơi ké quần áo trên
hàng rào, cây xoài xơ xác lá khg còn xum xuê trái như lúc về thăm Di
Hai với chị em Tâm...
Hôm nay trời khg nắng gắt, nhờ ánh sáng mặt
trời ấm áp khiến cho lòng bớt ảm đạm ngậm ngùi vì chỉ còn hai cô cháu đứng bên ngoài nhìn nhìn ngó ngó chụp hình rồi...thôi !
Từ nhà Dì Hai ra bờ sông chỉ hơn
chục bước chân, cảnh quang hoàn toàn thay đổi, đây vừa là bờ sông, vừa
là công viên, cây cỏ xanh mướt và đầy hoa nở dành cho những ai thích tản bộ vừa hít thở gió mát vừa ngắm cảnh sông nước hữu tình...
Người ta vẫn còn
giữ lại những bậc thang đi xuống sông mà lần về trước nhìn thấy những người
dân ở đó xuống sông giặt quần áo hay vớt lục bình xắt cho gia súc và gia cầm ăn....
Chỗ có bậc thang thông xuống sông
có cắm cờ cứu hộ, vì dân ở đó còn thói quen tắm giặt, cũng như chiều mát
hay ngày hè vẫn còn người thích thú tắm sông, nhất là bây giờ khg còn
lục bình trôi nổi sông trở nên sạch đẹp hơn nhiều !
Dòng sông sạch với gió mát làm hai cô cháu thích
thú muốn ngồi hóng gió nhưng tiếc rằng khg có cái băng đá nào! Ước gì trong căn nhà nhỏ bằng cây cảnh nầy có một vài cái ghế đá nhỉ ?!
Dù
thường xuyên về Sa Đéc vào những dịp cuối năm để ngắm hoa và dạo mát trong
làng hoa, nhưng lần về nầy hai cô cháu cũng đi thăm đại lộ cây cảnh của
Sa Đéc, một phần vì thích, một phần muốn tìm mua thêm cây trà hoa nữ
tím.....
Đại lộ lớn nơi tập trung những địa điểm bán cây cảnh và phân bón, con
đường nầy còn kéo dăi cặp theo bờ sông, những hoa lá cây cảnh trong làng
hoa được tập trung ra đây, người ta chuyên chở bằng ghe lớn đi phân
phối khắp nơi như ở Sài gòn có bến Bình Đông là trạm cặp bến của ghe
thuyền chuyên chở cây cảnh về đó rồi mới tãi đi đến các làng hoa của
thành phố như Gò Vấp,.Nguyễn Trải...
Bến phà Sa Đéc nối "hai bờ vui", đây có lẻ là tiếp nối của phà Mỹ Thuận,
bên nầy là Sa Đéc qua kia bờ là đường đi đến Đồng Tháp, con đường nhỏ
nhưng mát vì trồng nhiều cây, lâu lâu có người bày bán cây trái của
nhà vườn như xoài, ổi với giá thật rẻ đến ....tội nghiệp ! Xoài cát
10.000d/3 kgs, Ổi ngon cũng vậy. Trên đường từ Mỹ Tho về Sa Đéc thì
thanh long giá chỉ 1 hay 2 ngàn 1 kg nhưng rất vắng khách !
Lâu thật
lâu mới có dịp đi phà, cảm xúc lẫn lộn, nhớ những ngày chờ phà của hơn
40 năm trước, khg còn hàng quán, khg người bán vé số hay rao bán hàng rong, nhất là khách qua phà thưa thớt không còn đông đúc như ngày xưa !!
Ti
giục "đi thôi" vì nó hứa sẽ dẫn đi ăn cá lóc nướng trên ao sen Tháp
Mười...Quay nhìn lại căn nhà Dì Hai trong nắng ước thầm giá mà Dì Hai
còn đang ở trong nhà chắc Dì sẽ vui lắm, Ti nhắc tô hủ tiếu mà lần về
thăm đó Dì Hai vui mừng nhưng không quên kêu hủ tiếu cho đám con trai
ăn liền vì sợ đói khi chờ cơm trưa...! Nhớ và nhớ đủ thứ và vui vì mình
vẫn chưa lão hoá bộ não...
Về nhà định post liền cho Vân xem, nhưng đủ thứ chuyện linh tinh ập đến thành ra cho đến hôm nay mới hoàn tất được "trọng trách" nầy, đừng buồn nha Vân ! Nói với Ti hẹn lần sau đi chụp hình tiếp những ngôi nhà cổ trong thành phố Sa Đéc cho đủ bộ 🌹🌺
Về nhà định post liền cho Vân xem, nhưng đủ thứ chuyện linh tinh ập đến thành ra cho đến hôm nay mới hoàn tất được "trọng trách" nầy, đừng buồn nha Vân ! Nói với Ti hẹn lần sau đi chụp hình tiếp những ngôi nhà cổ trong thành phố Sa Đéc cho đủ bộ 🌹🌺
NM PTND