Lý Ba Tri
Ba Tri Quê Tôi
Ba Tri Quê Tôi
Dấu xưa,
Đây có phải gần bốn mươi năm trước,
Người ra đi với mộng tưởng ước mơ...
Và ngờ đâu mộng ước chỉ đến ...bờ,
Rồi vùi lấp trong lớp bùn biển mặn !
Bốn mươi năm ngỡ qua đi thầm lặng,
Biển ngày xưa vẫn là biển ngày nay.
Trong tâm tình cũng có chút đổi thay.
Nhưng luôn nhớ thuở hồng hoang tuổi trẻ !
Biển bạt ngàn xa khơi nhưng lặng lẽ,
Sao không là biển cạn giữa cơn giông ?
Thuyền đã không chìm lấp giữa mênh mông
Em đã khóc vì bên em biển động !!
NM
NM
Vẻ hoang sơ của biển Thừa Đức Bình Đại Bến Tre
Sau
khi xem lễ Nghinh Ông ở Bình Thắng rồi tìm tham quan xưởng đóng ghe tàu
ở gần cửa Đại thì cũng gần 10g sáng, bây giờ phải tìm đường ra biển
Thừa Đức thôi, tuy chưa đi biển Thừa Đức bao giờ nhưng nhờ Google và hỏi
thăm dân địa phương hai cô cháu cũng tới nơi và cũng ....đói bụng nữa,
bây giờ đã hơn 11g trưa rồi !
Nhưng làm gì thì làm cũng phải chọn chỗ ngồi nghỉ ngơi và ngắm cảnh trước đã, hôm nay có chở theo Lucky, nó có vẻ mệt vì trời hanh nắng cho nên chưa gì nó đã vội chui nằm dưới ghế cho mát dù bên trên là mái lá, có lẻ như vậy chắc ăn hơn !
Nhưng làm gì thì làm cũng phải chọn chỗ ngồi nghỉ ngơi và ngắm cảnh trước đã, hôm nay có chở theo Lucky, nó có vẻ mệt vì trời hanh nắng cho nên chưa gì nó đã vội chui nằm dưới ghế cho mát dù bên trên là mái lá, có lẻ như vậy chắc ăn hơn !
Quả
thật biển Thừa Đức rất là hoang sơ, toàn bộ khu nhà mát dành cho du
khách đều lợp bằng lá nhìn đơn sơ nhưng cũng khá chắc chắn, có lẻ vì
biển còn tiếp tục lấn vào bờ cho nên không ai dám đầu tư kể cả nhà nước,
hôm nay biển cũng vắng do lễ Nghinh Ông, ngoài một số khách từ xa ra
tắm biển thì bãi cào nghêu chẳng có một ai
Đặc
điểm của lều quán nơi đây là du khách tự chọn chỗ cho mình ngồi rồi dắt
xe vào để gần và tự trông coi xe, người ta cũng không thâu tiền ghế, và
có lẻ họ tính vào tiền thức ăn mà khách sẽ đặt món, quán có bán hải sản
và chế biến đủ các món hải sản, nhưng đặc biệt nhất là món bánh xèo,
hai cô cháu dị ứng với hải sản chỉ ăn được chút chút cho nên Ti thường
gọi nghêu hấp xả và nhất là không quên món bánh xèo giòn thơm ngon...
Bánh xèo đem ra là ăn trước trong khi chờ đợt bánh thứ hai thì ăn nghêu, nghêu ngọt, mềm thơm mùi vị khác hơn nghêu Long Hải, Gò Công một chút. Bếp nằm lộ thiên trước căn nhà nhỏ ở cuối dãy lều mái lá, đó là một gia đình đông vui, từ lớn đến nhỏ đều tích cực phục vụ khách ngay cả những đứa bé 7,8 tuổi cũng phụ mẹ xếp dọn bàn ghế cho khách, vừa đói lại ngon miệng hai cô cháu ăn hết....8 cái bánh xèo !!
Bánh xèo đem ra là ăn trước trong khi chờ đợt bánh thứ hai thì ăn nghêu, nghêu ngọt, mềm thơm mùi vị khác hơn nghêu Long Hải, Gò Công một chút. Bếp nằm lộ thiên trước căn nhà nhỏ ở cuối dãy lều mái lá, đó là một gia đình đông vui, từ lớn đến nhỏ đều tích cực phục vụ khách ngay cả những đứa bé 7,8 tuổi cũng phụ mẹ xếp dọn bàn ghế cho khách, vừa đói lại ngon miệng hai cô cháu ăn hết....8 cái bánh xèo !!
Vừa
ăn vừa nhìn ngắm chung quanh biển vắng vì thế tầm nhìn thật thoáng,
thực khách đến cũng lai rai, mấy đứa bé tha hồ tắm mát vì có chỗ nước
vào gần lều, ngoài xa vẫn có tàu qua lại có thể là tàu về trễ hoặc tàu ở
nơi khác đi ngang qua vì Bến Tre có đến ba biển, cho nên ngày trước Bến
Tre tuy mang danh "Quê hương Đồng Khởi" thật, nhưng Bến Tre cũng là nơi
tổ chức vượt biên tương đối nhiều nhất, khi bị bắt thì Bến Tre còn mang
thêm cái tên "Quê hương Đồng Khổ" do thân nhân đi nuôi tù vượt biên đặt
cho quê hương nầy vì luật lệ CA biên phòng ở đây rất gắt gao mà khi
được duy lý vào thành phố cũng khó khăn không kém
Ngồi
đây nhớ lại lúc đi nuôi hai em "kẹt giỏ" năm 78 thật là bàng hoàng, cực
khổ mà cũng vui vì có lần "chọc quê" được anh CA huyện !!
Nếu
bỏ ra hết ngoại cảnh bên ngoài bờ biển mà chỉ chú tâm vào phong cảnh
trên bờ biển Thừa Đức nầy tự nhiên chợt nghĩ cái thuở "hồng hoang 1978"
mà hai đứa em ra đi cũng ở Bình Đại Ba Tri thì chắc khung cảnh cũng
không khác xa mấy, chỉ nghe nói là hoang sơ toàn là ngư dân và biển thì
đấy bùn đất. Mới đó mà đã gần trọn 40 năm, chỉ trong 10 giờ đồng hồ mà
hai cô cháu đi từ Sài gòn đến Bình Thắng xem lễ rồi đi ra cửa Đại tìm
xưởng đóng ghe tàu và cuối cùng thì về đây khoảng hơn 1 giờ trưa sẽ về
lại Sài gòn... Thật khác với ngày trước mỗi lần đi thăm nuôi phải đi từ 2
giờ sáng ra Xa cảng, xếp hàng mua vé là một cực hình xe đò cũ chạy bằng
than vừa chạy vừa lắc lư, đã vậy còn phải qua hai bến phà mới có thể
vào trại giam thị xã. Tuy nhiên trong lòng thấy có một cái gì không ổn
định dù mọi việc bây giờ có vẻ tự do và thuận tiện, có lẻ vì dự tính của
các em không thành công hay chốn "hồng hoang" nầy vẫn còn ghi lại một
kỷ niệm khác của riêng bản thân mình, một kỷ niệm đẹp bất ngờ mà cũng
thật là khó quên !!
NM PTND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét